‘Hướng về nguồn cội’ mang đến cách tiếp cận mới về du lịch học đường

Để học sinh có những cách tiếp cận mới về cội nguồn dân tộc, chương trình du lịch học đường “Hướng về cội nguồn cội” vừa mới được triển khai hướng đến dòng sản phẩm chuyên đề mới cho du lịch nội địa mùa thu đông.


Hào hứng mới lạ

Em Phùng Thu Phương, học sinh trường THCS Thọ Sơn (Việt Trì, Phú Thọ) và các bạn khá hồ hởi khi tham gia các trình trải nghiệm “Hướng về nguồn cội”. Phương chia sẻ: “Em học trong sách vở và dịp 10/3 âm lịch thấy rất đông khách du lịch về ngày Giỗ tổ, nhưng qua các hoạt động trải nghiệm thi gói bánh chưng, nướng bánh đa… Chương trình nghệ thuật vui nhộn và khi xem xong em nhớ nhất dấu ấn thời đại Hùng Vương là văn minh lúa nước với hoạt cảnh vua Hùng đi cày ruộng”.

Trong khi đó, em Xuân Lâm, (học sinh tiểu học tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) lại hồ hởi cùng với các bạn leo núi và các hoạt động vui chơi tập thể. Các em được trải nghiệm hoà mình với thiên nhiên, thăm nhà cổ, làng nghề…

Chương trình du lịch học đường “Hướng về nguồn cội” được triển khai trên cơ sở hợp tác giữa Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Sở Văn hoá Thể thao Du lịch Phú Thọ và các đơn vị làm du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và Hà Nội. Chương trình du lịch học đường “Hướng về nguồn cội” mang đến cho học sinh, sinh viên một chương trình mới lạ, hấp dẫn. Đây cũng là nỗ lực của tỉnh Phú Thọ nhằm khắc phục tính mùa vụ, thích nghi với tình hình và khai thác các khía cạnh mới, phù hợp với một điểm đến tâm linh như Đền Hùng.

Cách làm mới phù hợp với lứa tuổi học sinh

Ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Phú Thọ cho biết tham gia tour du lịch này, các em học sinh, sinh viên được tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương qua chương trình dâng hương, tham quan Bảo tàng Hùng Vương, thưởng thức chương trình nghệ thuật “Hùng Vương truyện cổ”, trải nghiệm các trò chơi dân gian, hoạt động vận động thể chất ngoài trời tại khu du lịch Nature Key Retreat Hy Cương... Thông việc tìm hiểu về các làng nghề truyền thống, các trò chơi tập thể, các em được nâng cao tinh thần đoàn kết, bảo vệ gìn giữ bản sắc văn hoá Việt, hòa đồng, rèn luyện nhiều kỹ năng sống giúp các em tự tin, trưởng thành và làm chủ bản thân.

“Điểm khác biệt so với các chương trình tham quan thông thường trước đây là show biểu diễn nghệ thuật đặc sắc “Hùng Vương truyện cổ” với chương trình được dàn dựng công phu bởi diễn viên Đoàn nghệ thuật tỉnh giúp các em học sinh hiểu rõ hơn giá trị di sản thông qua các câu truyện truyền thuyết Hùng Vương hoặc có thể lựa chọn xem biểu diễn múa rối nước tại sân khấu Hồ Khuôn Muồi. Chương trình biểu diễn được dàn dựng phù hợp với lứa tuổi học sinh để các em dễ tiếp nhận”, ông Nguyễn Đức Hoà cho biết.

Hào hứng mới lạ

Em Phùng Thu Phương, học sinh trường THCS Thọ Sơn (Việt Trì, Phú Thọ) và các bạn khá hồ hởi khi tham gia các trình trải nghiệm “Hướng về nguồn cội”. Phương chia sẻ: “Em học trong sách vở và dịp 10/3 âm lịch thấy rất đông khách du lịch về ngày Giỗ tổ, nhưng qua các hoạt động trải nghiệm thi gói bánh chưng, nướng bánh đa… Chương trình nghệ thuật vui nhộn và khi xem xong em nhớ nhất dấu ấn thời đại Hùng Vương là văn minh lúa nước với hoạt cảnh vua Hùng đi cày ruộng”.

Trong khi đó, em Xuân Lâm, (học sinh tiểu học tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) lại hồ hởi cùng với các bạn leo núi và các hoạt động vui chơi tập thể. Các em được trải nghiệm hoà mình với thiên nhiên, thăm nhà cổ, làng nghề…

Chương trình du lịch học đường “Hướng về nguồn cội” được triển khai trên cơ sở hợp tác giữa Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Sở Văn hoá Thể thao Du lịch Phú Thọ và các đơn vị làm du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và Hà Nội. Chương trình du lịch học đường “Hướng về nguồn cội” mang đến cho học sinh, sinh viên một chương trình mới lạ, hấp dẫn. Đây cũng là nỗ lực của tỉnh Phú Thọ nhằm khắc phục tính mùa vụ, thích nghi với tình hình và khai thác các khía cạnh mới, phù hợp với một điểm đến tâm linh như Đền Hùng.

"Với chương trình này, các em học sinh được tìm hiểu về truyền thống lịch sử, văn hóa vùng Đất Tổ và thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương một cách linh thiêng và ý nghĩa tại nơi mạch nguồn dân tộc; để hiểu hơn hai tiếng 'cội nguồn', tri ân và tự hào hơn về nòi giống Tiên – Rồng", ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết.

Cách làm mới phù hợp với lứa tuổi học sinh

Ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Phú Thọ cho biết tham gia tour du lịch này, các em học sinh, sinh viên được tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương qua chương trình dâng hương, tham quan Bảo tàng Hùng Vương, thưởng thức chương trình nghệ thuật “Hùng Vương truyện cổ”, trải nghiệm các trò chơi dân gian, hoạt động vận động thể chất ngoài trời tại khu du lịch Nature Key Retreat Hy Cương... Thông việc tìm hiểu về các làng nghề truyền thống, các trò chơi tập thể, các em được nâng cao tinh thần đoàn kết, bảo vệ gìn giữ bản sắc văn hoá Việt, hòa đồng, rèn luyện nhiều kỹ năng sống giúp các em tự tin, trưởng thành và làm chủ bản thân.

“Điểm khác biệt so với các chương trình tham quan thông thường trước đây là show biểu diễn nghệ thuật đặc sắc “Hùng Vương truyện cổ” với chương trình được dàn dựng công phu bởi diễn viên Đoàn nghệ thuật tỉnh giúp các em học sinh hiểu rõ hơn giá trị di sản thông qua các câu truyện truyền thuyết Hùng Vương hoặc có thể lựa chọn xem biểu diễn múa rối nước tại sân khấu Hồ Khuôn Muồi. Chương trình biểu diễn được dàn dựng phù hợp với lứa tuổi học sinh để các em dễ tiếp nhận”, ông Nguyễn Đức Hoà cho biết.

Bà Lương Thị Thanh Hà, Phó Tổng Giám đốc Flamingo Redtours chia sẻ: Đơn vị đang triển khai một số sản phẩm du lịch văn hoá và nhận thấy chương trình du lịch “Hướng về nguồn cội” phù hợp với thị trường khách Hà Nội. Trước mắt, đơn vị sẽ hướng đến nhóm khách là các trường tư tại Hà Nội và sau đó mở rộng ra các trường học khác trên địa bàn. Nội dung chương trình "Hướng về nguồn cội" mang đến những trải nghiệm mới mẻ, phù hợp với tâm sinh lý của học sinh sẽ góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ; đồng thời, tạo ra các sản phẩm học đường có chất lượng, góp phần mang đến một môi trường học tập, vui chơi lành mạnh cho các em học sinh.

Đại diện các doanh nghiệp lữ hành Hà Nội cũng cho rằng, học sinh là nhóm khách hàng khá chuyên biệt nên những sản phẩm văn hoá trải nghiệm cũng "mềm mại" hơn, từ đó góp phần cho hoạt động du lịch tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có. Ưu điểm của chương trình là lịch trình được sắp xếp một cách khoa học dưới sự tư vấn của các chuyên gia; địa điểm tham quan gần Hà Nội, thuận tiện di chuyển. Từ chương trình khung, tuỳ theo từng cấp học sẽ có nội dung trải nghiệm phù hợp giúp đảm bảo sức khỏe cho các em học sinh.

Còn chị Phương Anh (Thanh Xuân, Hà Nội), phụ huynh có con tham gia trải nghiệm chương trình cho rằng, những hoạt động “học mà chơi – chơi mà học” trên sẽ giúp các em học sinh dung nạp kiến thức về lịch sử - văn hóa – nghệ thuật – kỹ năng sống một cách tự nhiên, thoải mái nhất.

Đây là sản phẩm du lịch mới nhằm khai thác những lợi thế sẵn có về tài nguyên du lịch nhân văn, giá trị di sản văn hoá vùng Đất Tổ cội nguồn, nhằm tăng cường giải pháp phục hồi hoạt động du lịch sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. 

Nguồn:https://baotintuc.vn/du-lich/huong-ve-nguon-coi-mang-den-cach-tiep-can-moi-ve-du-lich-hoc-duong-20221001083311607.htm